Biotechnology - NTT University
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Biotechnology - NTT University

Không ngửng phấn đấu vươn lên
 
Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  NỘI QUY DIỄN ĐÀNNỘI QUY DIỄN ĐÀN  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Latest topics
» [Album] Tiếng Vĩ Cầm - Nhật Kim Anh
Tổng quan về tên khoa học EmptyMon Jul 04, 2011 6:35 pm by PVTr

» Bằng Cường Collections
Tổng quan về tên khoa học EmptyFri Jun 03, 2011 9:53 am by PVTr

» 12 loài vật cực khôn trong cạnh tranh sinh tồn
Tổng quan về tên khoa học EmptySun May 15, 2011 10:55 am by NTT

» game angry bird online
Tổng quan về tên khoa học EmptySat May 14, 2011 7:03 pm by NTT

» Fast And Furious 5 ( 2 playbacks ) !
Tổng quan về tên khoa học EmptyThu May 12, 2011 6:04 pm by PVTr

» Hướng dẫn crack Internet Download Manager ( IDM, trình hỗ trợ tải file ) !
Tổng quan về tên khoa học EmptyThu May 12, 2011 1:36 pm by PVTr

» hướng dẫn cách truy cập hộp thư trên điện thoại ! ( mang tính tham khảo và áp dụng thành công trên điện thoại sony ^^! )
Tổng quan về tên khoa học EmptySun May 08, 2011 1:26 pm by PVTr

» Vì Sao-Khởi My
Tổng quan về tên khoa học EmptyWed May 04, 2011 11:59 am by NTT

» let u go - young uno
Tổng quan về tên khoa học EmptyFri Apr 22, 2011 4:58 pm by ndt_leo_csh01

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Top posters
Ohlala (79)
Tổng quan về tên khoa học Poll_leftTổng quan về tên khoa học 3710Tổng quan về tên khoa học Poll_right 
NTT (50)
Tổng quan về tên khoa học Poll_leftTổng quan về tên khoa học 3710Tổng quan về tên khoa học Poll_right 
PVTr (47)
Tổng quan về tên khoa học Poll_leftTổng quan về tên khoa học 3710Tổng quan về tên khoa học Poll_right 
Jonavan (24)
Tổng quan về tên khoa học Poll_leftTổng quan về tên khoa học 3710Tổng quan về tên khoa học Poll_right 
thai_hoc920 (22)
Tổng quan về tên khoa học Poll_leftTổng quan về tên khoa học 3710Tổng quan về tên khoa học Poll_right 
Billythekid (19)
Tổng quan về tên khoa học Poll_leftTổng quan về tên khoa học 3710Tổng quan về tên khoa học Poll_right 
Thanhlong (16)
Tổng quan về tên khoa học Poll_leftTổng quan về tên khoa học 3710Tổng quan về tên khoa học Poll_right 
Kid (12)
Tổng quan về tên khoa học Poll_leftTổng quan về tên khoa học 3710Tổng quan về tên khoa học Poll_right 
ndt_leo_csh01 (2)
Tổng quan về tên khoa học Poll_leftTổng quan về tên khoa học 3710Tổng quan về tên khoa học Poll_right 
gianggiangonline (2)
Tổng quan về tên khoa học Poll_leftTổng quan về tên khoa học 3710Tổng quan về tên khoa học Poll_right 

 

 Tổng quan về tên khoa học

Go down 
Tác giảThông điệp
NTT
Moderator
Moderator
NTT


Thành tích : Tổng quan về tên khoa học Medal9

Tổng số bài gửi : 50
Join date : 23/10/2010
Age : 31
Đến từ : VN

Tổng quan về tên khoa học Empty
Bài gửiTiêu đề: Tổng quan về tên khoa học   Tổng quan về tên khoa học EmptySat Oct 23, 2010 10:01 pm

Nguồn www.diendancacanh.com
Tổng quan về tên khoa học
Phân loại học (taxonomy) và hệ thống học (systematics)
Có hai thuật ngữ thường được sử dụng một cách lẫn lộn để mô tả về hệ thống liệt kê động và thực vật. Phân loại học liên quan đến cấu tạo và tính hợp lệ của tên khoa học. Tên của một loài là tên riêng đặt kèm với tên của nhóm động vật hay thực vật mà chúng là thành viên. Thuật ngữ “phân loại” được dùng không những để chỉ khoa học về tên gọi mà còn để chỉ hiện trạng và lịch sử liên quan đến bất kỳ tên riêng nào.

Hệ thống học là nghiên cứu về nguồn gốc và các quan hệ của động và thực vật, cũng như vị trí của chúng trong giới (kingdom) liên quan. Nếu hệ thống xác định một loài là loài mới đối với khoa học, hoặc nằm ở vị trí khác với vị trí trong cấu trúc từng được biết trước đây (ví dụ, khi phát hiện một loài tương tự với loài khác hay bị đặt lộn nhóm) thì ngành phân loại học sẽ vào cuộc để xác định tên gọi cho loài đó.

Sự cần thiết
Tại sao phân loại học lại sử dụng tên Latin? Để lý giải điều này, trước tiên chúng ta cần phải hiểu tại sao chúng ta lại cần liệt kê toàn bộ hệ thống sinh giới. Chẳng hạn, sẽ rất dễ để đề cập đến loài Cryptoheros nigrofasciatus (Convict cichlid) bằng chính tên của chúng thay vì gọi là “loài cichlid nhỏ, hiếu chiến và có những vạch đứng màu đen ở Nicaragua ”. Mặt khác, loài Amphilophus citrinellus (Midas cichlid) cũng ở Nicaragua, hiếu chiến và có những vạch đứng màu đen. Do đó, một mô tả có thể chỉ đến những loài khác nhau. Gán cho mỗi loài một cái tên duy nhất sẽ giải quyết được mọi rắc rối. Đây là một trong các lý do để giải thích tại sao chúng ta nên sử dụng tên khoa học.

Nhưng bạn có thể phản đối, tại sao phải sử dụng tên khoa học bằng tiếng Latin, sao không sử dụng tên dễ gọi và phổ biến như Convict cichlid chẳng hạn? Đơn giản thôi, vì đó là tên thông dụng ở Anh. Còn ở Đức chẳng hạn, tên thông dụng của cá này là Zebra cichlid. Nhưng ở Anh, Zebra cichlid lại để gọi loài cá ở hồ Malawi, Metriaclima zebra. Vì vậy, bạn có thể nói chuyện với người nuôi cá ở Đức về Zebra cichlid mà không biết rằng đang nói về hai loài hoàn toàn khác nhau! Chỉ có một vài loài cá có tên thông dụng được sử dụng chung trên toàn thế giới. Ngay cả với loài rất phổ biến như Angelfish (cá ông tiên) lại được gọi là Segelflosser tức “cá vây cánh buồm” ở Đức; trong khi mọi người thường coi “cá vây cánh buồm” (sailfin) là một dạng cá molly (tức hoàng kim hay khổng tước có diềm).

Vấn đề ở đây là, tên thông dụng có thể không phải là tên duy nhất vì nó có thể chỉ đến nhiều hơn một loài, và một loài có thể có nhiều hơn một tên thông dụng. Khi đề cập đến loài Butterfly cichlid, thì đó có thể là loài Microgeophagus ramirezi hay Anomalochromis thomasi.

Tại sao lại dùng tiếng Latin?

Trở lại thế kỷ thứ 18, nhận thấy cần phải có một hệ thống đặt tên khoa học chặt chẽ để tránh nhầm lẫn, nhà khoa học Thụy Điển Carl Von Linné – người được biết nhiều hơn dưới tên Latin Carolus Linnaeus – đã đề xuất một hệ thống đặt tên mà trong đó, mỗi loài động và thực vật sẽ được gán một tên khoa học duy nhất. Ban đầu, ý tưởng này còn gây nhiều tranh cãi, nhưng Linnaeus đã là người tiên phong thiết lập một hệ thống hữu hiệu và nó mau chóng được chấp nhận rộng rãi cho đến tận ngày nay. Ngành phân loại học hiện đại chính thức ra đời từ công trình của Linnaeus xuất bản vào năm 1758.

Ngôn ngữ Latin được sử dụng trong ngành phân loại bởi vì vào thời của Linnaeus, Latin là ngôn ngữ phổ biến dùng trong khoa học. Latin là ngôn ngữ “chết” và đã không được sử dụng trong đàm thoại hàng ngày trong nhiều thế kỷ, nhưng vẫn được đưa vào chương trình giáo dục cho mãi đến tận gần đây. Do vậy, các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực cần phải có hiểu biết về tiếng Latin. Ngoài ra, nếu một ngôn ngữ “sống” như tiếng Anh hay Pháp... được chọn thì chắc chắn sẽ tạo ra nhiều mâu thuẫn và tranh chấp.

Ngày nay, dù tiếng Latin không còn được sử dụng phổ biến nữa nhưng nó vẫn có một ưu điểm rất lớn là không bị trùng lắp. Tên khoa học rất dễ nhận biết vì tiếng Latin rất khác với mọi ngôn ngữ “sống” và được viết dưới dạng chữ nghiêng.

Sơ lược về hệ thống học

Trước khi chúng ta gán cho bất kỳ loài nào một tên khoa học, ngành hệ thống học phải xác định xem loài đó nằm ở vị trí nào trong giới động hay thực vật liên quan. Một cách nhận biết về hệ thống học là liên tưởng đến một cây phả hệ lớn. Thay vì những cá nhân và những cuộc hôn nhân, các nhân tố trên cây của chúng ta lại là những nhóm; mỗi nhóm lại phân thành nhiều nhóm nhỏ hơn, và cứ như vậy cho đến điểm cuối cùng ở ngọn cây là đơn vị loài.

Tại điểm gốc của cây phả hệ, chúng ta có giới động vật (kingdom), nó phân chia thành nhiều ngành (phyla), mỗi ngành lại được chia làm nhiều lớp (class), mỗi lớp lại được chia làm nhiều bộ (order), mỗi bộ lại được chia làm nhiều họ (family), mỗi họ lại được chia làm nhiều chi (genus), mỗi chi lại được chia làm nhiều loài (species). Đôi khi một loài lại được chia nhỏ hơn, thành nhiều phân loài (subspecies). Nên nhớ rằng, các dạng hình thái (morph) của cùng một loài là hoàn toàn khác với phân loài. Nếu sự khác biệt (thường là về màu sắc hay hình dạng) giữa nhóm cá thể này với một nhóm cá thể khác cùng loài là rất nhỏ thì chúng thường được gọi là hình thái hay dòng (strain); bằng không, chúng có thể được xếp thành phân loài.

Các nhóm trên cùng một nhánh có quan hệ gần gũi với nhau hơn là với các nhóm ở những nhánh khác; có lẽ chúng có một tổ tiên chung tại một thời điểm nào đó trong quá khứ. Do vậy, các họ trong bộ perciform như họ Cichlidae, họ cá rô (Anabantidae) và họ cá lóc (Channidae) tạo thành các họ “chị em ruột”; trong khi chúng lại là “chị em họ” với các họ trong bộ cá nheo (Siluriformes). Cũng tương tự, các chi trong họ Cichlidae là “chị em ruột” với nhau trong khi chúng lại là “chị em họ” với các chi ở họ cá lóc như ChannaParachanna.

Mỗi nhóm tại mỗi cấp độ - có thể là ngành, bộ, họ, chi, hay loài - đều hàm chứa những đặc điểm chung của các cấp độ sau nó. Hệ thống học và phân loại học còn liệt kê cả các loài đã tuyệt chủng chẳng hạn như loài chim Dodo hay một số loài cá chỉ lưu lại dấu vết trong các hoá thạch.

Định nghĩa về loài
Trước khi đặt tên cho một loài; nó hiển nhiên phải được phát hiện, rồi nghiên cứu và trả lời hàng loạt các câu hỏi được đặt ra; chẳng hạn, loài thuộc về chi nào? nó có thực sự là một loài mới hay không hay chỉ là một phân loài?

Và mọi rắc rối bắt đầu nảy sinh! Ngành hệ thống học do chúng ta tạo ra để phục vụ cho nhu cầu phân loại và đặt tên cho các loài sinh vật trong thiên nhiên. Chẳng may, thiên nhiên không vẫy cây đũa thần để tạo ra ngay lập tức tất cả các loài động và thực vật như chúng ta thấy ngày nay, mà nó đã, đang và sẽ phát triển một cách ngẫu nhiên và không ngừng nghỉ qua hàng tỷ năm!

Sự xuất hiện một nhánh mới cũng không phải là điều thần kỳ; bởi lẽ, nó không hình thành chỉ sau một đêm. Trên thực tế, sẽ không xác định được thời điểm cụ thể để từ đó chúng ta có thể kết luận rằng một loài đã phát triển thành loài mới. Ví dụ, hai nhóm cư dân của cùng một loài có thể bị phân tách bởi các biến động địa chất; chúng bắt đầu tiến hoá thành các bộ gen khác biệt hay cũng có thể phải đột biến để đáp ứng với các môi trường sống khác nhau. Chúng có thể vẫn duy trì sự tương đồng trong một thời gian dài nhưng sau cùng rồi cũng sẽ phát triển thành hai loài riêng biệt. Nhưng nếu có biến cố nào đó xảy ra đem chúng trở lại với nhau khi chúng mới bắt đầu phân hoá và chưa quá khác biệt thì có thể chúng sẽ kết hợp lại với nhau thành một loài duy nhất. Một ví dụ về dạng này là loài Pelvicachromis taeniatus ở Cameroon. Mỗi cá thể cư ngụ ở các con sông khác nhau và phát triển các đặc điểm màu sắc khác nhau. Dù vậy, chúng vẫn có thể giao phối với nhau vào khoảng mỗi thập kỷ, khi mà lũ đạt đỉnh điểm và tạo cơ hội cho các cá thể tiếp xúc với nhau; rồi toàn bộ quá trình lại bắt đầu lần nữa khi nước rút đi, và các nhóm cá thể riêng biệt lại được tạo ra. Tuy vậy, tất cả chúng đều thuộc về cùng một loài.

Về câu hỏi “loài là gì?” thường dẫn đến các tranh cãi kịch liệt. Một vài nhà hệ thống học có xu hướng chấp nhận một loài mới dựa trên những khác biệt nhỏ về đặc điểm và phân bố địa lý; trong khi một số người khác lại xếp chúng vào chung một loài. Cả hai cách nêu trên đều không hoàn toàn chính xác!

Phân tích gen dựa trên những liên kết và cách sắp xếp đặc trưng sẽ giúp giải quyết được câu hỏi rằng một nhóm cá thể có phải là một loài mới hay không; mặc dù vậy, ranh giới phân chia giữa một loài riêng biệt và một hình thái đặc biệt (morph) của một loài hãy còn chưa rõ ràng.

Mô tả về loài
Giả sử rằng, nhà hệ thống học xác định được một loài cá mới. Anh ta đi đến kết luận này sau khi khảo sát các đặc điểm về hình thái của cá gồm số lượng vảy, tia vây và kích thước rồi chỉ ra sự khác biệt của nó với tất cả các loài khác trong cùng chi. Anh ta sẽ phải công bố những kết quả nghiên cứu trên trong một tạp chí chuyên ngành.

Ngày nay, anh ta cũng phải mô tả màu sắc của loài cá mới đó kèm theo mẫu vật sống và ảnh màu. Anh ta cũng thường phải có một bộ sưu tập các mẫu vật được đánh số và cất trong kho lưu trữ của một hay nhiều viện nghiên cứu để làm các mẫu tham khảo cho việc nghiên cứu sau này. Bộ mẫu vật với số sê-ri phân loại và số tham khảo cũng được liệt kê trong bản mô tả; từ đó anh ta chọn ra một mẫu vật chuẩn gọi là mẫu vật đặc trưng. Nếu anh ta chỉ có một mẫu vật duy nhất - điều thường xảy ra trong quá khứ - thì nó đương nhiên là mẫu vật chuẩn. Những mẫu vật khác trong sê-ri phân loại gọi là mẫu thường. Mẫu vật chuẩn luôn là mẫu vật được tham khảo trước tiên về một loài, trừ khi nó bị hư hỏng hay thất lạc.

Và bây giờ, khi đã có bản mô tả về một loài mới, nhà hệ thống học của chúng ta lại biến thành nhà phân loại học và gán cho loài đó một cái tên để sử dụng.

Hệ thống tam thức (trinomial system)
Hệ thống Linnaeus là hệ thống nhị thức (binomial), nghĩa là bao gồm hai tên – tên chung (tên chi) và tên riêng (tên loài) – cho mỗi loài. Dù vậy, trên thực tế một vài loài lại có hai hay nhiều phân loài nên chúng ta phải áp dụng hệ thống tam thức, tức là có thêm phần mô tả cho cả phân loài nữa.

Nếu loài không có phân loài thì phần tên này được bỏ qua. Phân loài được phát hiện và mô tả đầu tiên được gọi là dạng chỉ định hay phân loài chỉ định và luôn có tên phân loài trùng với tên loài, chẳng hạn Oreochromis pangani pangani là dạng chỉ định, trong khi các phân loài khác đều có tên riêng chẳng hạn Oreochromis pangani girigan.

Trong tiếng Latin, tên chi luôn là danh từ và có giới tính; chẳng hạn giống đực, giống cái và giống trung. Tên loài và phân loài thường là tính từ nên thuộc tính của chúng phải phụ thuộc vào tên chi. Chẳng hạn loài ấp miệng ở Mozambique - trước đây là Tilapia mossambica (giống cái) nay được sắp xếp lại vào chi Oreochromis (giống đực), thì tên khoa học cũng có kết thúc mang thuộc tính đực mossambicus. Nếu tên loài có tính sở hữu (người phát hiện hay vùng phân bố, chẳng hạn Steatocranus irvinei, nghĩa là “thuộc về Irvine”) hay danh từ thì nó sẽ không thay đổi.

Theo sau tên của một loài là tên người và năm. Đây là phần tham khảo nhanh cho mô tả về nguồn gốc của loài gồm họ của tác giả phát hiện và năm xuất bản công trình của tác giả đó. Nếu tác giả/năm xuất hiện trong dấu ngoặc, điều này chứng tỏ rằng, lúc ban đầu loài đã từng được gán cho một chi khác. Do đó, loài Symphysodon discus Heckel, 1840 được phát hiện bởi Heckel vào năm 1840 và vẫn nằm ở chi Symphysodon từ đó cho đến nay; nhưng loài Metriaclima zebra (Boulenger, 1899) được phát hiện bởi Boulenger nhưng ban đầu lại được đặt trong chi khác (Tilapia zebra).

Tại sao phải thay đổi tên?
Như đề cập ở trên, đối tượng của ngành phân loại học là làm sao để mỗi loài được đặt một tên riêng duy nhất; từ đó mọi người ở khắp nơi trên thế giới có thể nhìn vào tên đó và biết đích xác loài mà nó chỉ đến. Tuy nhiên, chúng ta đều biết điều này hoàn toàn không đơn giản trên thực tế, bởi vì các nhà khoa học thường điều chỉnh các tên khoa học. Vậy tại sao điều này lại xảy ra?

Câu trả lời là khoa học không đứng yên một chỗ; hy vọng một ngày nào đó chúng ta sẽ biết mọi thứ cần phải biết và mọi thứ sẽ được đặt đúng chỗ của nó. Còn hiện tại, khi hiểu biết tăng lên cùng với sự tiến bộ của kỹ thuật nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện ra nhiều sai sót phạm phải trong quá khứ. Điều này đã diễn ra từ lâu rồi. Ví dụ vào thời của Linnaeus, các nhà khoa học tin rằng họ Cichlidae có liên hệ rất gần với họ cá hề biển (damselfishes) nên họ đặt chúng vào chung một phân bộ (suborder). Điều này giải thích tại sao ngày nay chúng ta có chi cá biển Chromis và hậu tố –chromis trong tên của rất nhiều chi thuộc họ Cichlidae. Một số loài cichlid ban đầu còn được liệt vào chi Chromis. Vì loài đầu tiên thuộc chi Chromis được mô tả là loài cá biển nên tất cả các loài cichlid từng được liệt vào chi này phải được sắp xếp lại.

Một chi chỉ nên bao gồm những loài có cùng một tổ tiên, nhưng hiện tại, một vài chi cichlid lại chứa các loài có nguồn gốc tổ tiên khác nhau – hay nói cách khác là các loài “chị em họ” với nhau. CichlasomaHaplochromis là hai chi quan trọng mới được điều chỉnh lại gần đây để chỉ bao gồm con cháu của cùng một tổ tiên chung. Và đó là lý do tại sao, nhiều loài trước đây ở hai chi này được sắp xếp vào các chi khác.

Còn nhiều lý do nữa cho việc đổi tên. Chẳng hạn, hai người có thể mô tả cùng một loài và gán cho nó các tên khác nhau. Trong trường hợp đó, tên đặt trước sẽ được chọn và tên đặt sau bị bỏ, chỉ dùng như tên đồng nghĩa. Ví dụ Pterophyllum dumerilii là tên đồng nghĩa của Pterophyllum scalare, loài cá ông tiên phổ biến nhất.

Đôi khi, một tên được phát hiện là đặt trùng với tên có sẵn, nghĩa là có người đã dùng nó từ trước rồi mà tác giả của loài sau này không biết đến. Điều này thường không xảy ra trong một cộng đồng các nhà hệ thống học về cichlid và kể cả về ngành cá nói chung; mà lại xảy ra với các tên được sử dụng ở những ngành khác trong giới động vật. Ví dụ loài cichlid ở hồ Barombi Mbo - Pungu maclareni – ban đầu được mô tả là Barombia maclareni, nhưng sau người ta phát hiện rằng từ Barombia đã được đặt tên cho một loài côn trùng nên phải chọn lại tên mới. Hay tên trước đây của chi cichlid Acara cũng phải bỏ đi vì đã có người sử dụng rồi.

Những điều nên làm
Những thay đổi trên không hề gây khó khăn cho các nhà khoa học vì họ đều là những chuyên gia trong lãnh vực của mình và do đó sẽ biết một cách chi tiết về các thông tin phân loại trong quá khứ và hiện tại của mỗi loài; họ nhanh chóng được thông báo về các thay đổi, cũng như một phần công việc của họ là cập nhật những thông tin mới được xuất bản trong lãnh vực chuyên ngành liên quan.

Dĩ nhiên, điều này không dễ dàng đối với người nuôi cá bình thường, nhưng không lý do gì chúng ta phải “rúc đầu vào cát” và xem như không có chuyện gì xảy ra. Sẽ lạc hậu nếu như chúng ta bỏ qua những điều chỉnh trong ngành phân loại học cá. Mặt khác, nếu chúng ta chuyển qua sử dụng kịch bản khác chẳng hạn “loài cichlid ở Nicaragua với sọc màu đen” thì lại càng dễ nhầm lẫn vì thông tin không rõ ràng.

Nhiều người nuôi và kinh doanh cá cảnh, giống như các nhà khoa học, cố gắng cập nhật thông tin và mong muốn sử dụng các tên khoa học. Nếu bạn đọc lại các bài viết về cá cảnh hồi những năm 1940, bạn sẽ thấy cá bảy màu được ghi chú là Lebistes reticulatus, nhưng bây giờ, dĩ nhiên đã được điều chỉnh lại thành Poecilia reticulata từ trước đó nhiều thập kỷ rồi. Không nghi ngờ gì nữa, người nuôi cá vẫn sẽ còn sử dụng tên cũ nếu những nhà chuyên môn không giới thiệu về tên mới một cách rộng rãi trong sách, tạp chí hay tiệm bán cá.

Có lẽ cách tốt nhất là sử dụng tên thông dụng kèm với tên khoa học, nhưng cũng lưu ý thêm về các tên cũ, đã từng sử dụng trước đây - chẳng hạn “Jaguar cichlid, Parachromis managuensis (trước đây là Cichlasoma managuense)”. Nhờ vậy, tên mới sẽ trở nên thông dụng trong giới nuôi cá cảnh. Dĩ nhiên, một chuyên gia thực sự sẽ biết cả tên mới lẫn tên cũ, kể cả tên đã quá cũ không còn ai sử dụng nữa, và biết bạn đang nói về loài nào khi bạn hỏi để được giúp đỡ. Nhưng xin bạn đừng buồn hay cảm thấy bị xúc phạm nếu người ta giúp bạn điều chỉnh lại cách dùng tên cho chính xác.

Ngay cả khi một tên mới đã trở nên phổ biến, một số sách báo có thể không kịp cập nhật và vẫn sử dụng tên cũ; vì vậy bạn phải cố gắng bỏ chút công sức tìm hiểu về tên của loài cá mà bạn đang nuôi để có thông tin đầy đủ về chúng. Cũng như hầu hết mọi vấn đề, chỉ cần bạn quan tâm và chấp nhận rằng nó đang tồn tại đã là một nửa của thắng lợi rồi!

Phát âm tiếng Latin

Tiếng Latin đã không còn được sử dụng trong đời sống hàng ngày kể từ thời La Mã, và không ai có thể biết được chắc chắn người La Mã thực sự phát âm chúng như thế nào, vì vậy không có vấn đề phát âm “đúng” hay “sai” ở đây. Ngành phân loại học sử dụng tiếng Latin chủ yếu cho các văn bản, nên dĩ nhiên phát âm không quan trọng lắm. Cách tốt nhất để phát âm tiếng Latin là sao cho càng gần với cách viết càng tốt, cho dù điều này sẽ dẫn đến việc mỗi quốc gia sẽ phát âm theo mỗi kiểu khác nhau, hay mỗi ngôn ngữ hiện đại phát âm các tổ hợp từ theo những cách khác nhau. Đơn giản hoá việc sử dụng tên khoa học mới là điều quan trọng, và nếu như có ai phê bình cách phát âm của bạn thì bạn hãy quên họ đi!

Lưu ý

Có vài tên bao gồm các từ gốc Hy La và cách kết hợp các phụ âm bất thường theo kiểu ký tự Hy Lạp chứ không phải La Mã (hay tiếng Anh). Do đó, nếu bạn biết cách phát âm từ pterodactyl và viết thành Pterophyllum cũng không sao! Tương tự với pseudonym/ Pseudotropheus. Trong mọi trường hợp, ký tự thứ hai thường quan trọng hơn, do đó tên bắt đầu với Ct nên được xem là bắt đầu với T. Vì vậy, Ctenochromis được phát âm thành Tee-no-crow-mis.

]ICZN
Uỷ ban Quốc tế về Đặt tên Động vật (International Commission for Zoological Nomenclature - ICZN) quản lý các vấn đề liên quan đến việc đặt tên động vật và xuất bản sách điều lệ - Mã Quốc tế về Đặt tên Động vật (International Code for Zoological Nomenclature, thường được gọi ngắn gọn là “The Code”) – trong đó các vấn đề về cập nhật và bổ sung được xác nhận và lên danh sách. ICZN cũng phân xử các trường hợp có tranh chấp (dù rất hiếm) về tính hợp lệ hay ngoại lệ của tên gọi hay “các hoạt động phân loại”. Các nhà thực vật học cũng có tổ chức riêng với bộ điều lệ riêng biệt nhưng không khác nhiều lắm.

Các từ viết tắt
sp. = loài chưa từng được mô tả bao giờ và phải được xem xét lại sau này.
aff. = loài trông “TƯƠNG TỰ” với một loài khác. Ví dụ: Maylandia sp. aff. "Zebra" là loài cá cichlid thuộc chi Maylandia, trông giống như ngựa vằn.
cf. = loài có quan hệ gần với một loài khác cùng CHI nhưng không chắc chắn lắm. Chẳng hạn: Maylandia cf. greshakei nghĩa là loài CÓ LẼ gần với loài greshakei.

Thuật ngữ phân loại

Holotype: mẫu vật (specimen) ĐẦU TIÊN thuộc về chi/loài xác định.
Paratype: tất cả các mẫu vật thuộc về chi/loài xác định.
Syntype: là mẫu vật chưa thể xác định là holotype hay lectotype.
Lectotype: là mẫu vật được dùng để đặt tên loài. Tất cả các mẫu vật khác gọi là parallectotype.
Newtype: nếu vì lý do nào đó mà holotype, lectotype và syntype bị thất lạc thì newtype sẽ được thiết lập.
Type population (loài phổ biến) là một biến thể với tên địa bàn cư trú đi kèm theo tên khoa học. Ví dụ: loài Tropheus moorii ở Mpulungu (trước đây là Kinyiamkolo) là nơi mà loài này được phát hiện ra trước tiên. Vì vậy, Tropheus moorii Mpulungu được xem như là “loài phổ biến” thuộc chi Tropheus trong họ Cichlidae.

Tên khoa học của các loài cichlid

Tên liên quan đến đặc điểm

Các loài cichlid, giống như hầu hết mọi động vật, được đặt tên theo hệ thống nhị thức dựa trên các đặc điểm của chúng. Chẳng hạn loài Neolamprologus lethops, được đặt tên như vậy bởi vì hành vi giả chết, loài Ophthalmotilapia nasutus bởi vì lỗ mũi rất lớn, loài Sarotherodon leucostictus vì có “các đốm trắng” cũng như loài Nanochromis nudiceps vì có đầu hói, vùng da đầu không có vảy (ngoài ra, còn có các tên như curviceps nghĩa là đầu tròn, gibbiceps nghĩa là đầu gù, tretocephalus nghĩa là đầu lõm và steatocranus nghĩa là đầu to). Tên chi của loài cichlid màu cam, Etroplus, nói lên đặc điểm có vây hậu môn cứng của loài này. Sau cùng, loài Xenotilapia ochrogenys, cho chúng ta biết rằng chúng có "hàm màu vàng nhạt".

Loài cichlid hồ Malawi, thường lưu hành ngoài thị trường dưới tên Pseudotropheus "chameleo", từng được mô tả bởi Ribbink và Lewis vào năm 1982 dưới tên Melanochromis crabro. Tên loài theo tiếng Latin, crabro, nghĩa là "ong bắp cày" ám chỉ loài cichlid này có các sọc màu vàng và đen trên thân thể. Về sau, loài này được sắp xếp lại vào chi Pseudotropheus nhưng vẫn giữ tên riêng “ong bắp cày”.

Chi Cyrtocara được phát hiện bởi tiến sĩ G. A. Boulenger vào năm 1902. Tên có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, “kyrtos” nghĩa là "cong" và “cara” nghĩa là "đầu", dựa trên cái bướu nổi trên đầu của loài thuộc chi này, đặc biệt là ở những con đực trưởng thành. Hiện tại, chi chỉ gồm một loài duy nhất gọi là “cá heo xanh”, C. moorii, phân bố ở hồ Malawi. Tên loài moorii đặt theo tên của ông J. E. S. Moore được biết đến như là người sưu tầm và phổ biến các cá thể moorii đầu tiên.

Chi Aristochromis có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, “aristos” nghĩa là "tốt nhất" hay "quý phái" ám chỉ đến đầu cá trông có vẻ thông thái. Một loài thuộc chi này là A. christyi.

Tên chi Julidochromis ở hồ Tanganyika dựa trên dáng vẻ tương đồng với các loài cá wrasse biển, chẳng hạn như loài julidini. Khi Max Poll dùng từ lamprologus nghĩa là “óng ánh” như ở tên loài Altolamprologus calvus, ông đã lưu ý đến cái đầu không có vảy và do đó đặt tên chúng là calvus, nghĩa là “hói”.

Một loài, ban đầu, được du nhập vào thị trường Mỹ với tên "Aristochromis đầu đỏ", dựa theo tên của một loài cichlid ở hồ Malawi; nay được định danh lại một cách chính xác là Otopharynx lithobates, dịch văn vẻ là "kẻ đào lỗ trong đá". Do đó, người nuôi loài cá này nên sắp đặt nhiều đá và hang động bên trong hồ cá của mình.

Loài cichlid ở hồ Malawi Taeniochromis holotaenia, trước đây thuộc về chi Haplochromis, là loài duy nhất trong chi Taeniochromis. Tên loài holotaenia dựa trên một sọc dọc kéo dài từ mắt đến gốc đuôi và các vệt màu đen từ mắt chạy ngang qua mặt cá, đây là các “sọc liên tục” chỉ bị gián đoạn tại vị trí mắt cá.

Chi Nimbochromis cụ thể là loài Nimbochromis livingstonii, Gunther 1893, bắt nguồn từ tiếng Latin “nimbo” nghĩa là "mưa" hay "bão" cộng với hậu tố "chromis" nghĩa là “màu sắc” như ở nhiều chi cichlid Phi châu khác. Tên này ám chỉ đến đặc điểm có những vệt sắc tố đen như đám mây sẫm màu trên cơ thể cá. Chi này bao gồm các loài N. linni, N. polystigma, N. venustus, N. pardalis, và N. fuscotaeniatus.

Chi Aulonocara bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “aulos” nghĩa là "kèn flute" và “kara” nghĩa là "đầu" ám chỉ đến các lỗ lộ rõ trên đầu cá, điểm cuối của các kênh cảm giác nằm bên trong đầu của các loài thuộc chi này. Loài A. auditor có tên loài theo tiếng Latin và tiếng Anh nghĩa là “thính giả” ám chỉ đến khả năng cảm nhận âm thanh nhờ các kênh cảm giác ở loài này.

Một số loài trước đây thuộc chi Haplochromis như H. macrostoma, H. polyodon, H. maculiceps, và H. nigriventer nay được xếp lại vào chi Tyrannochromis, theo nghĩa tiếng Latin “tyrannus” nghĩa là "bạo chúa".

Loài thuộc chi Apistogramma màu xanh, A. trifasciata, như tên loài ám chỉ, có ba sọc dọc theo thân mình. Sọc rõ nhất chạy từ miệng qua mắt đến gốc đuôi, sọc khác nhạt màu hơn chạy dọc theo lưng ngay phía dưới vây lưng, trong khi sọc thứ ba chạy từ vây hậu môn đến gốc đuôi, là đặc điểm riêng của loài phân biệt với các loài cichlid cỡ nhỏ khác.

Loài cichlid hiền lành ở Nam Mỹ, Uaru amphiacanthoides, là một trong số các loài cichlid được phát hiện bởi Johann Natterer trong chuyến thám hiểm vùng Amazon vào năm 1830. Loài cá này từng được mô tả bởi Heckel vào năm 1840 dưới một tên khác Uaru imperialis, nhưng sau này cả hai được chứng minh là cùng một loài. Tên chi Uaru, theo nghĩa tiếng địa phương là "con cóc” trong khi tên loài có liên quan đến chi cá biển Amphiacanthus, số lượng gai vây ở chi này tương đương với số lượng gai vây ở các vây lẻ của loài liên quan ở chi Uaru.

Một báo cáo về chi Teleocichla gần đây liệt kê sáu loài mới được phát hiện có kích thước nhỏ và "hình dạng giống cá bống". Một trong số chúng là loài T. cinderella, nghĩa là “cô gái lọ lem”. Có phải các loài khác trong cùng chi trông “xấu xí” hơn hay là hằng đêm, loài cá này sẽ lột xác vào lúc nửa đêm?

Loài cichlid màu sắc nổi bật Vieja synspilus có tên thông dụng là Quetzal cichlid do được so sánh với loài chim sặc sỡ "Quetzal" ở Trung Mỹ.

Tổng quan về tên khoa học P1 Tổng quan về tên khoa học P2
(Hình trái) Loài Tropheus moorii, Mpulungu, đặt theo tên của J.E.S. Moore, nhà sưu tầm tiên phong về các loài cichlid châu Phi. (Hình phải) Loài Julidochromis marlieri. Các nhà ngư loại học mô tả về chúng như là một chi thuộc họ cá biển, còn tên loài là để tôn vinh ông Marlier.

Tên liên quan đến truyền thuyết

Kullander đặt tên cho chi cichlid mới Hypselacara dựa trên màu "chocolate" như ở loài đặc trưng H. temporalis. Tên chi có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “hypselos” nghĩa là "cao" và tên tiếng địa phương Guarani "acara". Vào năm 1988, Kullander và Ferreira mô tả loài mới thuộc phân họ Geophaginae ăn bùn (eartheater), gọi là Satanoperca lilith. Tên loài lilith có nguồn gốc rất đặc biệt. Theo văn hoá cổ Do Thái, Lilith là vợ đầu tiên của Adam và ở cả Châu Âu lẫn vùng Cận Đông, nó có nghĩa là người phụ nữ độc ác. Tên một loài khác có ý nghĩa tương tự với S. lilithS. daemon, tức cá quỷ. Ngoài ra, tên chi Satanoperca có nghĩa là “cá rô của quỷ Sa tăng".

Tên dựa trên hành vi
Một loài cichlid khá độc đáo thuộc chi Retroculus được đặt tên dựa trên hành vi mà nó thể hiện trong khi cố gắng bảo vệ trứng sau khi sinh sản. Phương thức thông thường của các loài cichlid kích thước từ vừa đến lớn, đẻ trứng mặt đáy là làm sạch một mảng trên phiến đá phẳng mà trên đó, con cái sẽ đẻ trứng trong khi con đực theo sau để thụ tinh cho trứng. Sau khi quá trình sinh sản hoàn tất, hành vi của chúng khác biệt với các loài cichlid khác, theo đó, cặp đôi thu thập đá vụn và sỏi từ xung quanh và nhả chúng lên trứng cho đến khi toàn bộ trứng bị vùi lấp. Hành vi độc đáo này có thể bắt nguồn từ một thực tế rằng loài cichlid Nam Mỹ này sống trong môi trường tự nhiên tại các con sông Tocantins, Araquaia và Guama, những nơi mà dòng chảy rất mạnh có thể cuốn trôi và làm va dập trứng nếu như chúng không được phủ đá bảo vệ theo cách mô tả ở trên. Qua quan sát phương thức sinh sản dẫn đến việc đặt tên cho loài cá là Retroculus lapidifer, có nghĩa là "kẻ nhặt đá".

Một ví dụ khác về việc đặt tên cho loài cá dựa trên hành vi là ở các loài thuộc chi Caprichromis, chẳng hạn C. orthognathus. Tên chi bắt nguồn từ tiếng Latin “capra” nghĩa là “con dê” dựa trên động tác đuôi của con đực khi nó cố gắng dẫn dụ con cái nhả trứng đang ngậm trong miệng ra. Bằng cách tương tự, tên chi Copadichromis như ở loài C. quadrimaculatus dựa trên từ hành vi tụ bầy và bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “kopadi” nghĩa là “tụ bầy”. Một chi mới phát hiện ở hồ Malawi là Eclectochromis bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “eklektos” nghĩa là “lựa chọn” bởi vì thói quen lựa chọn thức ăn của chúng. Chi này bao gồm các loài có đặc tính tương tự như E. ornatus, E. festivusE. lobochilus.

Tên dựa trên vùng phân bố

Tên của loài cichlid có hình lỗ khoá, từng được biết dưới tên Aequidens maronii nhưng nay được xắp xếp lại vào chi Cleithracara, không phải là tên người mà là tên của vùng phân bố, sông Maroni ở Nam Mỹ. Chi mới được công bố Cleithracara bắt nguồn từ tên địa phương để gọi loài cichlid là “acara”, ghép chung với từ tiếng Hy Lạp “kleidos” nghĩa là “chìa khoá”. Tương tự, loài Apistogramma caetei được đặt tên như vậy vì phân bố ở Rio Caete, Brazil. Tên loài cichlid đào đất ở Surinam, Guianacara owroewefi, xuất phát từ tên tiếng địa phương “Owro wefi” dịch một cách văn vẻ là “bà vợ già”.

Các loài cichlid như Neolamprologus congoensis, N. kungweensis, Apistogramma iniridae, và A. moae cũng được đặt tên dựa trên vùng phân bố tự nhiên là vùng đất hay con sông nơi chúng thường hay đã từng xuất hiện. Bằng cách suy luận tương tự, chúng ta biết rằng loài Alticorpus profundicola là những "cư dân vùng nước sâu". Những nhà nuôi cá cũng có thể thấy các loài cichlid thuộc chi Benthochromis, như là B. tricoti, được phát hiện ở độ sâu hơn nữa trong hồ vì tiền tố “benthos” theo nghĩa từ Hy Lạp là “sâu”.

Tên mang ý nghĩa hạnh phúc

Vào năm 1983, Sven Kullander bắt đầu một công việc có ý nghĩa là sắp xếp lại chi Cichlasoma. Kết quả vào năm 1986, ông đưa ra một chi mới Laetacara, bao gồm những mô tả chính xác nhất về các loài nhỏ hay “lùn” từng thuộc chi Aequidens. Do đó các loài “acara đầu tròn” hay cá cờ bây giờ thành Laetacara curviceps và cá ngực đỏ hay vây vàng bây giờ trở thành L. dorsigerus.

Tên chi Laetacara bắt nguồn từ tiếng Latin “laetus” nghĩa là “hạnh phúc” và tiếng người da đỏ Guarani gọi các loài cichlid là “acara”. Các loài cá này là “cá tạp" và ít giá trị lương thực đối với người bản xứ. Có lẽ tên này bắt nguồn từ loài cá phổ biến Aequidens thayeri phát hiện bởi James Langhammer, nghĩa là cá “acara cười" do có các sọc đen phía dưới miệng cá làm cho chúng trông giống như đang mỉm cười. Những người nuôi loài cá này có thể biết rằng giới nuôi cá cảnh ở Đức gọi chúng bằng một tên khác "bukelkopf" hay "đầu gù". Ban đầu, khi chưa được đặt tên khoa học một cách chính thức, loài này từng được gọi là Aequidens araguaia, vì vùng Rio Araguaia là một trong những vị trí mà loài cichlid dài 3 inch này được tìm thấy vào đầu những năm 1980.

Tên theo tên người
Loài cichlid lùn Nam Mỹ, Apistogramma hyppolytae có tên bắt nguồn từ truyền thuyết về vị Hoàng hậu vùng Amazon, Hippolyta. Loài cichlid ở Mexico Herichthys bartoni được phát hiện bởi giáo sư Alfredo Dugès trong chuyến khảo sát vùng Rio Verde vào năm 1890. Loài này được đặt theo tên nhà ngư loại học Barton A. Bean nhằm tôn vinh ông. Các loài cichlid Labidochromis mathotho, Steatocranus tinanti, Apistogramma hulingi, Apistogramma macmasteri, Neolamprologus mocquardi, N. hecqui, và Chromidotilapia finleyi đều được đặt theo tên người, nhiều người trong số họ có những đóng góp to lớn cho lãnh vực cá cảnh. Chẳng hạn, loài C. finleyi được đặt theo tên một thành viên của ACA (Hiệp hội cichlid Mỹ) là Lee Finley. Ngoài ra, loài Aulonocara baenschi đặt theo tên của tiến sĩ Ulrich Baensch, nhà sáng lập công ty kinh doanh thức ăn và thiết bị hồ cảnh TetraWerke ở Đức. Pseudotropheus demasoni đặt theo tên của Laif DeMason, nhà kinh doanh cá nổi tiếng. Nimbochromis livingstonii đặt theo tên của tiến sĩ Livingston. Labeotropheus trewavasae đặt theo tên của nhà nữ khoa học Ethelwynn Trewavas, người có đóng góp lớn lao cho sự hiểu biết về các loài cichlid ở hồ Malawi trong thời gian dài từ năm 1931 đến những năm 1980.

Mỗi cái tên đều có nguyên nhân đứng đằng sau. Vì vậy, sau này nếu có ai than phiền về việc sử dụng “các tên phát âm phức tạp” để mô tả các cư dân trong bể cá của bạn, hãy mời họ ngồi xuống, rồi giải thích cho họ về Carolus Linnaeus và hệ thống nhị thức[b]
Về Đầu Trang Go down
 
Tổng quan về tên khoa học
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Biotechnology - NTT University :: Chia sẻ kiến thức :: TÀI LIỆU, HƯỚNG DẪN :: Công nghệ sinh học-
Chuyển đến